Enzyme thực vật được làm từ các loại trái cây như xoài, dứa, mận, thanh long trắng, thanh long đỏ, đu đủ, bơ, nhàu,… và từ các loại dược liệu như gừng, tỏi, tiêu, hương nhu,…. Còn enzyme động vật có nguồn gốc từ tuyến tuỵ của lợn hoặc cừu.
Enzyme thực vật hoạt động phổ rộng hơn so với enzyme động vật. Enzyme thực vật không bị phá vỡ trong môi trường pH nào, hoạt động được trong toàn bộ đường tiêu hóa mà không gặp cản trở của môi trường acid. Còn enzyme động vật chỉ hoạt động trong một phạm vi pH giới hạn, cụ thể chúng chỉ được tìm thấy trong ruột non.
Ngoài ra, enzyme thực vật có thể phá vỡ tất cả các thành phần chính của các thực phẩm bao gồm đạm, chất béo, đường bột và chất xơ. Enzyme động vật có hiệu quả nhất trong việc tiêu hóa protein, một ít carbohydrat và chất béo, nhưng không có tác dụng gì đối với chất xơ.
Các enzyme thực vật gần như tiêu hóa thức ăn ngay lập tức khi đi vào dạ dày. Nên cơ thể không cần tiêu hao nhiều năng lượng cho quá trình tiêu hóa. Trong khi đó, enzyme động vật không hoạt động cho đến khi thức ăn đến mức pH thích hợp, thường là ở ruột non. Khi đó, cơ thể đã phải tự tạo ra các enzyme tiêu hóa bổ sung để phân giải và tiêu hóa thức ăn.
Chính vì vậy, việc bổ sung enzyme thực vật hằng ngày giúp việc tiêu hoá thức ăn tốt hơn, và bảo vệ được nguồn enzyme nội tại của cơ thể.